Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Hành trình đến giải Nobel của nhà Hóa học Carolyn Bertozzi
'Đủ thứ điên rồ' - đó là cách bà Carolyn Bertozzi, 1 trong số 3 nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học 2022, mô tả về sự nghiệp của mình mà có thể miêu tả là việc thực hiện 'phản ứng hóa học trong tế bào và trong cơ thể con người'.

Khi bắt đầu nghiên cứu vào năm 1997, vị giáo sư làm việc tại trường đại học Stanford (bang California, Mỹ) chỉ nhằm mục đích quan sát sự tiến hóa của một số phân tử nhất định trên bề mặt tế bào ung thư. Thế nhưng nhờ những khám phá của bà Bertozzi, hiện ít nhất 2 công ty - trong đó có 1 công ty do bà đồng sáng lập - đang phát triển các phương pháp cải tiến để điều trị căn bệnh này.

Phát hiện của bà Carolyn Bertozzi dẫn tới vô số ứng dụng ấn tượng, như cung cấp các phương pháp điều trị với độ chính xác rất cao, hiểu rõ hơn về cách thuốc hoạt động bên trong cơ thể, giúp quan sát nhiều loại vi khuẩn ẩn mình...Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với báo giới, bà Bertozzi cho biết: "Tôi thậm chí không thể thống kê hết được các ứng dụng. Tôi đã không hình dung ra phần lớn những ứng dụng này ngay từ ban đầu".

Ngày 5/10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công nhận những nghiên cứu tiên phong của bà Bertozzi, cùng 2 nhà khoa học khác là Barry Sharpless (Mỹ) và Morten Meldal (Đan Mạch). Sự ghi nhận này khiến bà Bertozzi (55 tuổi) trở thành người phụ nữ thứ 8 trong lịch sử giành giải Nobel Hóa học.

Cuộc hành trình của bà bắt đầu khi bà nhận thấy mình có niềm đam mê với hóa học hữu cơ, lúc đang theo học các khóa học tiền y học tại trường Harvard. Lĩnh vực này được đánh giá là "vô cùng khó nhằn" nhưng lại thay đổi hướng đi của cuộc đời bà, một người có cha là Giáo sư Vật lý và chị gái là Giáo sư Toán học ứng dụng.

Sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ và tham gia giảng dạy tại Viện Đại học California-Berkeley, bà Bertozzi muốn nghiên cứu sâu hơn về glycan (carbohydrate dạng phức - hay còn gọi là đường - nằm trên bề mặt tế bào) đã "trải qua những thay đổi cấu trúc" ra sao khi trở thành những khối u ác tính.

Bà Bertozzi cho biết vào thời điểm đó, "không có công cụ nào để ghi lại hình ảnh các loại đường, chẳng hạn như dưới kính hiển vi". Bà đã nảy ra 1 ý tưởng, trong đó đòi hỏi 2 chất hóa học phải khớp với nhau một cách hoàn hảo, giống như những miếng lego. Miếng lego đầu tiên được cung cấp cho các tế bào thông qua đường. Tế bào sau đó chuyển hóa đường và đặt đường vào đầu của glycan. Trong khi đó, miếng lego thứ hai - một phân tử huỳnh quang - được tiêm vào cơ thể người. Khi 2 miếng lego này gắn vào nhau, các glycan ẩn mình sẽ tự lộ ra dưới kính hiển vi.

Kỹ thuật nói trên được bà Carolyn Bertozzi lấy cảm hứng từ "phản ứng hóa học click", do 2 nhà nghiên cứu Barry Sharpless và Morten Meldal phát triển độc lập. Tuy nhiên, nếu như nghiên cứu của các nhà khoa học Sharpless và Meldal dựa trên việc sử dụng chất xúc tác là đồng - 1 chất kim loại có thể gây độc cho cơ thể, thì nghiên cứu của bà Bertozzi lại loại bỏ điều này.

Nghiên cứu của bà Bertozzi đã cùng lúc đạt được 2 bước tiến lớn, đó là: có được thu được phản ứng rất hiệu quả, mà không cần chất xúc tác là đồng; và thúc đẩy phản ứng mà không làm ảnh hưởng đến các quá trình khác trong cơ thể. Bà đã đặt ra thuật ngữ "phản ứng hóa học sinh trực giao" có nghĩa là một phản ứng không can thiệp vào các quá trình sinh hóa khác. Phương pháp này mất tới 10 năm để hoàn thiện về kỹ thuật.

Các nhà nghiên cứu đang tận dụng những đột phá nói trên để phát triển các phương pháp mới điều trị ung thư. Bà giải thích: "Glycans trên tế bào ung thư có thể che giấu tế bào ung thư khỏi hệ miễn dịch - và do đó, cơ thể bạn không thể nhìn thấy nó, không thể chống lại nó. Bằng cách ứng dụng phản ứng hóa học sinh trực giao, chúng tôi đã tạo ra một loại thuốc mới, về cơ bản hoạt động giống như một chiếc máy cắt cỏ.

Miếng lego đầu tiên gắn vào bề mặt tế bào ung thư và miếng thứ hai gắn lên nó, được trang bị một loại enzyme có chức năng loại bỏ đường, như thể chúng ta cắt bỏ cỏ dại. Chúng hoạt động và đường rơi ra". Hiện loại thuốc mà công ty của bà Bertozzi phát triển đang trong giai đoạn đầu của thử nghiệm lâm sàng.

Một công ty khác cũng đang tìm cách ứng dụng phản ứng hóa học sinh trực giao để nhắm mục tiêu điều trị ung thư tốt hơn. Miếng lego đầu tiên được tiêm vào một khối u, sau đó miếng lego thứ hai (mang theo thuốc) được gắn vào miếng thứ nhất và chỉ tác động lên mục tiêu này. Bà nêu rõ: "Điều đó cho phép bác sĩ điều trị khối u và tiêu diệt khối u mà không để toàn bộ cơ thể bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại".

Hàng trăm sinh viên và nghiên cứu sinh, đã và đang tham gia phòng thí nghiệm của bà Bertozzi, đã gửi những lời mừng tới chủ nhân của giải Nobel Hóa học 2022. Bà Bertozzi hy vọng công việc cố vấn của mình sẽ mang đến cho mọi người cơ hội để lan tỏa tầm ảnh hưởng của khoa học.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    'Không quá ngạc nhiên khi điểm trúng tuyển đại học lên đến 29,95' (20-09-2022)
    'Con rắn' cần lương xứng đáng để chống 'phong bì' (20-09-2022)
    Ngày mai 15/9, hàng loạt trường công bố điểm chuẩn đại học (14-09-2022)
    Nhà thơ Trần Quang Quý qua đời (10-09-2022)
    Campuchia thành lập khoa Việt Nam học tại Đại học Hoàng gia Phnom Penh (08-09-2022)
    Chưa có phương án xử lý trường Mầm non Ischool Ninh Thuận (06-09-2022)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: 'Giáo dục là chìa khóa hướng tới tương lai' (03-09-2022)
    Người duy nhất được đề nghị đạt chuẩn giáo sư ngành Luật năm 2022 là ai? (23-08-2022)
    Thủ khoa đặc biệt khiến hiệu trưởng phải 'khuỵu gối' trao bằng (18-08-2022)
    Bộ GD-ĐT khẳng định không bắt buộc kiểm tra trắc nghiệm môn Ngữ văn (18-08-2022)
    Cụ ông 90 tuổi gây dựng thư viện 12.500 đầu sách phục vụ trẻ nhỏ (06-08-2022)
    Sư thầy 'luyện' Ngữ văn miễn phí (21-07-2022)
    Hai thí sinh ở Hà Nội bỏ lỡ môn thi Ngữ Văn vì tin vào Google map (07-07-2022)
    9 học sinh tại Đồng Tháp bị 'giam' giấy báo dự thi THPT vì nợ học phí (05-07-2022)
    Hungary cấp 200 học bổng mỗi năm cho sinh viên Việt Nam (28-06-2022)
    Chân dung thầy chủ nhiệm lớp học 'siêu đẳng' với 100% học sinh vừa đỗ THPT chuyên ở Hà Nội (15-06-2022)
    Chủ tịch Quốc hội: 'Bạo lực tinh thần còn khủng khiếp hơn nỗi đau thể xác' (31-05-2022)
    Bộ trưởng GD&ĐT giải thích việc sách giáo khoa mới đắt gấp 2-3 lần (25-05-2022)
    Chia sẻ xúc động của vị giáo sư Toán học vừa nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu (18-05-2022)
    Các đại học lo mất quyền tự chủ khi lọc ảo chung: Bộ GD&ĐT lên tiếng (11-05-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152752916.